Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Ngô PhanCông ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Ngô Phan hoạt động chính trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngô Phan còn là nhà phân phối chính thức các hãng thiết bị chính hãng như: Linear Motion, Ball Screw, belt, Chain, Cable Chain
Hiện trạng công nghệ hỗ trợ ngành cơ khí ở nước ta hiện nay
Thứ sáu - 03/01/2020 10:21
Công nghệ hỗ trợ ngành cơ khí là gì? Hiện trạng công nghệ hỗ trợ ngành cơ khí ở nước ta hiện nay như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Công nghiệp hỗ trợ hay còn được biết đến với vai trò sản xuất linh kiện, phụ tùng. Đây là ngành đóng vai trò rất lớn đến với ngành cơ khí. Tại Việt Nam, ngành công nghiệp hỗ trợ đang được chú trọng phát triển. Nhằm tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn. Vậy hiện trạng công nghệ hỗ trợ ngành cơ khí nước ta hiện nay ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
Thực trạng công nghệ hỗ trợ cơ khí ở nước ta hiện nay
Theo khảo sát của Công ty Reed Tradex (Thái Lan), ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam có bước phát triển đáng kể. Có vai trò quan trọng trong việc tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như chuỗi giá trị toàn cầu.
Các công ty, tập đoàn lớn của nước ngoài đã thiết lập nhiều nhà máy chế tạo và lắp ráp tại Việt Nam. Điều đó chứng tỏ họ kỳ vọng vào việc cắt giảm chi phí vận chuyển và rủi ro, vì thế nó sẽ tạo cơ hội lớn cho các nhà cung cấp phụ tùng trong nước phát triển sản xuất.
Hiện nay, một số ngành công nghiệp có thế mạnh của Việt Nam như điện tử, dệt may, da giày, lắp ráp ô tô, xe máy… hầu như chưa có công nghiệp hỗ trợ đi kèm, nên phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, khiến sản xuất nhiều khi còn manh mún, bị động, chi phí sản xuất cao.
Trong thời gian qua, nhà nước cũng đã có định hướng ưu đãi cho các doanh nghiệp hỗ trợ tuy nhiên những ưu đãi này chưa rõ ràng và đang dưới hình thức cào bằng. Đối tượng được hưởng nhiều ưu đãi nhất lại không phải là doanh nghiệp nội mà chiếm tới 70% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí
Để ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển nhanh, mạnh trong thời gian tới, các giải pháp được ưu tiên như sau:
Hoàn thiện chính sách phát triển
Điều chỉnh, sửa đổi những quy định còn vướng mắc trong Nghị định số 111/2015/NĐ-CP. Làm rõ tiêu chí xác định đối tượng ưu đãi; rà soát, cập nhật và điều chỉnh danh mục các sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
Đồng thời, nghiên cứu ban hành chính sách thúc đẩy một số ngành công nghiệp ưu tiên phát triển như: Cơ khí, ô tô, dệt may, da – giày, điện tử; nghiên cứu chiến lược hỗ trợ xuất khẩu đối với các sản phẩm công nghiệp trọng điểm…
Phân bổ ngân sách phù hợp
Phân bổ ngân sách phù hợp nhằm thực hiện Chương trình phát triển CNHT được phê duyệt tại Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/1/2018 của Thủ tướng Chính phủ để triển khai hiệu quả các nội dung hỗ trợ các DN CNHT trong nước.
Đồng thời, khuyến khích các địa phương xây dựng các chính sách, chương trình phát triển CNHT riêng, đầu tư các nguồn lực trên địa bàn, gắn với việc tuyên truyền, phổ biến các chính sách CNHT đến các DN trên địa bàn để DN tiếp cận đầy đủ các chính sách của Nhà nước.
Xây dựng gói tín dụng ưu đãi
Xây dựng các gói tín dụng ưu đãi cho phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên và CNHT có thời hạn đến năm 2025. Bao gồm các gói vay không lãi suất, lãi suất thấp nhằm hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các chính sách ưu đãi về thuế cần thiết khác.
Hỗ trợ chuyển giao công nghệ
Tăng cường tư vấn, tìm kiếm, giới thiệu và hỗ trợ chuyển giao các công nghệ sản xuất hiện đại; hỗ trợ xây dựng, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng tiên tiến cho các DN sản xuất sản phẩm CNHT trong nước, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN CNHT.
Trên đây là hiện trạng công nghệ hỗ trợ ngành cơ khí và giải pháp phát triển trong thời gian tới. Đây là hướng đi đúng đắn nhằm phát triển công nghiệp nước nhà. Đồng thời giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động.