Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Ngô PhanCông ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Ngô Phan hoạt động chính trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngô Phan còn là nhà phân phối chính thức các hãng thiết bị chính hãng như: Linear Motion, Ball Screw, belt, Chain, Cable Chain
Tầm quan trọng của ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ
Thứ sáu - 27/12/2019 09:07
Tầm quan trọng của ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ là không thể chối cãi. Để hiểu ngành công nghiệp phụ trợ là gì mời mọi người tham khảo bài viết
Sự phát triển của ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho tất cả các ngành công nghiệp trong nước. Đồng thời, tăng cường sự cạnh tranh cho các sản phẩm công nghiệp.
Vậy cụ thể ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ là gì? Chi tiết vai trò của ngành công nghiệp phụ trợ trong nền kinh tế như thế nào? Hãy cùng Ngô Phan trao đổi thông tin về vấn đề này ngay tại bài viết này.
Công nghiệp phụ trợ là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng của ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ, chúng ta cần phải hiểu thế nào là công nghiệp phụ trợ.
Thực tế, công nghiệp phụ trợ ( tên tiếng anh là supporting industries) là thuật ngữ dùng để chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp, đảm nhiệm vai trò, nhiệm vụ hỗ trợ hiệu quả cho việc sản xuất ra các thành phẩm chính và thường được sản xuất với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Hiểu một cách đơn giản, ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp các thành phẩm hoàn chỉnh là tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng…
Phân loại ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ?
Nếu như phân loại công nghiệp phụ trợ theo doanh nghiệp có các nhà cung ứng linh kiện, thiết bị máy móc ở nước ngoài, nước ngoài ở thị trường trong nước và nội địa thì cách phân loại theo ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ gồm có:
· Các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ cứng như sản xuất nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, phụ kiện…
· Các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ mềm như thiết kế sản phẩm, mua sắm, marketing quốc tế, viễn thông, vận tải…
· Các ngành phục vụ nhu cầu nội địa như thép, hóa chất, giấy, xi măng, thiết bị cơ khí, phụ trợ chế tạo máy…
Vai trò của ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ
Ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ có vai trò, tầm quan trọng vô cùng lớn đến sự phát triển hệ thống các ngành công nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế, xã hội của một quốc gia nói chung. Cụ thể, vai trò của ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ bao gồm:
· Công nghiệp phụ trợ giúp thu hút dòng vốn FDI vào các ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp
· Kích thích, tạo động lực, tiền đề cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển
· Ngành sản xuất công nghiệp thúc đẩy sự chuyển giao khoa học công nghệ cũng như áp dụng các kỹ thuật tiên tiến vào quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm.
· Tạo công ăn việc làm, giải quyết vấn đề thừa lao động trên các địa bản sản xuất của doanh nghiệp và các khu vực lân cận.
· Các ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ mở rộng khả năng thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào phát triển công nghiệp trong nước.
· Giảm gánh nặng về nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, phụ kiện, bán thành phẩm.
Từ việc sản xuất công nghiệp phụ trợ tại chỗ sẽ giúp giảm thiểu tối đa chi phí đầu vào, vận chuyển, bảo hiểm, tránh rủi ro về tiến độ, thời gian nhận hàng nhập khẩu.
Việc chú trọng đầu tư, phát triển ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ trong nước được xem là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp.
Từ đó, góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ trong nước vẫn còn rất nhiều hạn chế, kém phát triển, chưa tương xứng với nhu cầu của thị trường công nghiệp trong nước.
Làm thế nào để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ?
Để giúp cho ngành sản xuất công nghiệp phụ trợ có thể phát huy tối đa vai trò và tầm quan trọng cần rất nhiều chính sách, giải pháp thiết thực.
Đòi hỏi cần được chú trọng, hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ cũng như bố trí đủ nguồn kinh phí sự nghiệp nhằm thực hiện chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ mà Nhà nước triển khai.
Đồng thời, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ khác như xây dụng các gói tín dụng ưu đái cho phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và công nghiệp ưu tiên; tăng cường tuyên truyền, phổ biến thông tin về chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ; tăng cường tư vấn, tìm kiếm, giới thiệu, hỗ trợ chuyển giao các công nghệ sản xuất hiện đai…