Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Ngô PhanCông ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Ngô Phan hoạt động chính trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngô Phan còn là nhà phân phối chính thức các hãng thiết bị chính hãng như: Linear Motion, Ball Screw, belt, Chain, Cable Chain
Thực trạng ngành cơ khí hiện nay và giải pháp phát triển
Thứ năm - 02/01/2020 08:42
Ngành cơ khí được ví như xương sống cho sự phát triển các ngành kinh tế. Vậy thực trạng ngành cơ khí hiện nay như thế nào? Có các giải pháp nào để phát triển?
Ngành cơ khí là một ngành khoa học kỹ thuật có tính ứng dụng cao. Giúp tạo ra các sản phẩm máy móc, thiết bị, phát triển tư liệu sản xuất. Sự phát triển của ngành cơ khí giúp tăng năng suất, giảm chi phí.
Vậy thực trạng ngành cơ khí hiện nay ở nước ta là như thế nào? Các giải pháp nào có thể giúp phát triển ngành cơ khí? Mời bạn hãy cùng chúng tôi phân tích vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Thực trạng ngành cơ khí ở nước ta hiện nay
Hiện nay ngành cơ khí nước ta được coi là ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nhiều lợi nhuận. Chính vì thế chúng luôn được chú trọng đầu tư để phát triển trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên theo các chuyên gia khi đánh giá về mức độ phát triển của nền công nghiệp này là chưa đúng mức. Đồng thời chúng cũng chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển trong thời kỳ đổi mới khi nước ta đang hội nhập với thế giới.
Thiết bị, công nghệ, trình độ yếu kém
Tình trạng chung hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp cơ khí trong nước là đều yếu về thiết bị, công nghệ, trình độ quản lý sản xuất hay nghiên cứu thị trường... Thực tế, ngành cơ khí Việt Nam đang có xu hướng ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đội ngũ nhân sự ít và chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng
Theo thống kê, Việt Nam hiện chỉ có khoảng 20.000 doanh nghiệp cơ khí nội địa. Tuy nhiên đa phần đây là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, trình độ nhân sự còn hạn chế. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực cũng là vấn đề nhức nhối.
Sáng chế, giải pháp hữu ích hạn chế
Ngành cơ khí trong nước có rất ít phát minh, sáng chế được đăng ký. Thiết bị và trình độ công nghệ toàn ngành nhìn chung còn chậm đổi mới. Các DN cơ khí thiếu đầu ra cho sản phẩm nên cũng không có cơ hội tích lũy và đầu tư đổi mới công nghệ.
Hướng phát triển của ngành cơ khí trong tương lai
Từ thực trạng ngành cơ khí hiện nay, các cơ quan chuyên ngành cùng các chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau. Các giải pháp được đánh giá cao nhất như sau:
Thành lập cơ quan chủ quản để quản lý
Theo ông Lê Văn Tuấn - Tổng Giám đốc LILAMA hiện nay ngành cơ khí chưa có cơ quan chuyên môn để quản lý. Do vậy, ông kiến nghị nhà nước xem xét thành lập cơ quan chủ quản. Đây là cơ quan ngang cấp tổng cục để quản lý, điều hành giám sát, hỗ trợ kịp thời với mục đích thúc đẩy phát triển ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam.
Thu hút nhân lực ngành cơ khí đến làm việc
Hiện nay, nhu cầu nhân lực trình độ cao trong ngành cơ khí còn hạn chế. Vì vậy, nhà nước và địa phương cần có chính sách thu hút nhân tài. Đặc biệt là lao động đến từ các nước phát triển tại Nhật Bản, châu u,...
Sự cạnh tranh trên thị trường lao động giúp lực lượng lao động trong nước phát triển. Tuy nhiên, cần phải ban hành chính sách quản lý chặt chẽ. Bởi nếu không, người lao động Việt không thể tìm được việc làm trên “sân nhà” ngày càng cao.
Ban hành chính sách thuế, miễn giảm tiền thuê đất
Nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành cơ khí, chúng ta cần có chiến lược lâu dài. Trong đó, chính sách khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong ngành cơ khí là trọng điểm.
Để thu hút doanh nghiệp, Nhà nước có thể xem xét và ban hành các chính sách miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất. Đồng thời tinh gọn các thủ tục hành chính không cần thiết. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ khí phát triển mạnh mẽ.
Trên đây là bài viết về thực trạng ngành cơ khí hiện nay và các giải pháp được kiến nghị. Phát triển ngành cơ khí là nhiệm vụ lâu dài, tác động đến các ngành kinh tế khác. Chúng ta không thể kỳ vọng ở sự thay đổi trong 1 sớm 1 chiều. Tuy nhiên cần phải xác định hướng đi đúng đắn cho ngành này.