Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Ngô Phan Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Ngô Phan Công ty TNHH Dịch vụ kỹ thuật Ngô Phan hoạt động chính trong lĩnh vực cơ khí, tự động hóa cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngô Phan còn là nhà phân phối chính thức các hãng thiết bị chính hãng như: Linear Motion, Ball Screw, belt, Chain, Cable Chain
HOTLINE: 0942319977 - 0901325601
bosh logo
banner tin tuc ...

Vai trò của kỹ sư cơ khí đối với ngành kinh tế Việt Nam - Ngô phan

Thứ ba - 31/12/2019 09:28
Cơ khí được coi là ngành mũi nhọn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Vậy vai trò của kỹ sư cơ khí là như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Ngành cơ khí có vai trò quan trọng trong công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đây là nền tảng cung cấp công cụ, tư liệu sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động. Hiện nay ngành cơ khí nước ta đang thiếu nhân sự trầm trọng. Đặc biệt là kỹ sư cơ khí, đây là lực lượng lao động có chuyên môn cao. Vậy vai trò của kỹ sư cơ khí là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.
 
ky su co khi ngo phan
Kỹ sư cơ khi tại Ngô Phan

Khái niệm về kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí là lực lượng lao động trong ngành cơ khí. Bao gồm nhiều chuyên ngành, lĩnh vực cơ bản như: động học, tĩnh học, sức bền vật liệu, truyền nhiệt, động lực dòng chảy, cơ học vật rắn, điều khiển học, khí động học, thủy lực, khí nén, chuyển động học và các ứng dụng nhiệt động lực học. 

Kỹ sư cơ khí là đội ngũ lao động có chuyên môn, trình độ

Đây là đội ngũ lao động có trình độ, có kiến thức cao và đã được đào tạo bài bản. Các kỹ sư cơ khí cũng đòi hỏi phải có kiến thức và năng lực áp dụng những khái niệm trong môi trường kỹ thuật điện và hóa học.

Với một mức độ nhỏ, cơ khí còn trở thành kỹ thuật phân tử – một mục tiêu viễn cảnh của nó là tạo ra một tập hợp các phân tử để xây dựng được các phân tử và vật liệu bằng con đường tổng hợp cơ học.

Các công việc kỹ sư cơ khí đảm nhiệm

Với chuyên môn và kiến thức của mình, kỹ sư cơ khí đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Công việc chính của các kỹ sư cơ khí là nghiên cứu, thiết kế, phát triển, xây dựng và thử nghiệm các thiết bị cơ khí và nhiệt, bao gồm các công cụ, động cơ và máy móc.

Kỹ sư cơ khí thường làm những việc như:

Nghiên cứu và phân tích các vấn đề. Để xem các thiết bị cơ khí và nhiệt có thể giúp giải quyết vấn đề như thế nào.
Thiết kế hoặc thiết kế lại các thiết bị cơ khí và nhiệt bằng cách sử dụng các phân tích và máy tính hỗ trợ thiết kế.

Phát triển và thử nghiệm các nguyên mẫu của những thiết bị mà họ thiết kế 
Phân tích kết quả thử nghiệm và thay đổi thiết kế khi cần thiết.

Giống như các kỹ sư khác, các kỹ sư cơ khí cũng sử dụng máy tính để tạo và phân tích thiết kế. Chạy mô phỏng và kiểm tra xem máy sẽ hoạt động như thế nào.

Kỹ sư cơ khí thường làm việc trên máy tính với nhiều phần mềm khác nhau

Giám sát quá trình sản xuất thiết bị.

Kỹ sư cơ khí thiết kế và giám sát việc sản xuất nhiều sản phẩm. Họ cũng thiết kế các máy sản xuất điện như máy phát điện, động cơ đốt trong, tua bin hơi và khí cũng như các máy sử dụng năng lượng, chẳng hạn như hệ thống làm lạnh và điều hòa không khí.
ky su co khi làm viec tai nhat
Nhãn

Đánh giá vai trò của kỹ sư cơ khí

Đất nước Việt Nam chúng ta hiện nay đang trên con đường trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa để hòa nhập với thế giới. Chính vì vậy đánh giá một cách nghiêm túc thì có lẽ nhiệm vụ này đang được thực hiện một cách khá chậm chạp. Nếu chúng ta đem  so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, chúng ta vẫn đang đi với tốc độ thấp hơn rất nhiều.

Để phát triển công nghiệp vững mạnh thì ngành cơ khí chính là nền tảng và cũng là ngành đóng vai trò quan trọng. Đây là ngành cung cấp giải pháp giúp phát triển tư liệu sản xuất.

Việc đổi mới kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất cơ khí giúp chất lượng sản phẩm đồng đều. Đồng thời giảm thiểu chi phí sản xuất. Vì vậy, người kỹ sư cơ khí cần có tinh thần ham học hỏi. Nhanh nhạy, dễ thích ứng với cái mới, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp 4.0.

Như vậy, vai trò của kỹ sư cơ khí là vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế. Đội ngũ kỹ sư với trình độ, chuyên môn của mình giúp tăng hiệu suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Từ đó thúc đẩy mọi ngành nghề cùng phát triển.
Đối tác
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây